RĂNG ĐÃ ĐIỀU TRỊ TUỶ CÓ BỊ TIÊU XƯƠNG KHÔNG?

Điều trị tủy răng là một trong những phương pháp phổ biến trong nha khoa giúp giải quyết một số bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, nhiều bạn lo ngại rằng việc điều trị tuỷ có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương và gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng trong tương lai. Vậy, thực hư việc “răng đã điều trị tuỷ có bị tiêu xương không?” Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay của Nha khoa Việt Đức, các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Răng đã điều trị tuỷ có bị tiêu xương không?

Tủy răng có vai trò quan trọng như thế nào?

Tuỷ răng có vai trò quan trọng như thế nào?

Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt gồm mạch máu và thần kinh, nằm trong hốc tủy và được bao quanh bởi mô cứng của răng (gồm men và ngà răng). Tủy răng đi vào từ đỉnh của chân răng. Mỗi chân răng có thể có 1 hoặc nhiều ống tủy, nhiều ống tủy phụ. Các ống tủy của một răng được gọi là hệ thống ống tủy.

Trong tuỷ răng còn chứa rất nhiều mạch máu có tác dụng dẫn khoáng, chất dinh dưỡng nuôi răng. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng răng trở nên giòn và dễ vỡ. 

Tủy răng còn giúp dẫn truyền cảm giác khi có các tác động lên răng. Bao gồm cảm giác đau do chấn thương, ê buốt, đau nhức do sâu răng hoặc các bệnh lý về răng miệng khác. Ngoài ra, tủy răng còn giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương ở vị trí ngà răng.

Điều trị tuỷ răng là gì?

Điều trị tuỷ răng là gì?

Điều trị tủy răng hay còn được gọi là điều trị nội nha. Là phương pháp giúp giải quyết các bệnh lý ở tủy như: răng bị sâu ăn ở tủy, viêm tủy răng, răng bị chấn thương gây nứt vỡ,… Với phương pháp này, các Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết phần tuỷ răng. Sau khi lấy hết phần tủy răng, các Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, tạo dáng và hàn kín lại hệ thống ống tủy. 

Trường hợp nào cần điều trị tuỷ răng?

Trường hợp nào cần điều trị tuỷ răng?

Các duy nhất để biết chính xác người bệnh có cần điều trị tủy hay không là thăm khám định kỳ tại các cơ sở Nha khoa uy tín, Tuy nhiên, khi mắc bệnh lý về tuỷ răng sẽ kèm theo rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Nếu các bạn hoặc người thân có một trong những dấu hiệu dưới dây. Hãy đến các cơ sở Nha khoa uy tín, điều trị càng sớm càng tốt, kết quả điều trị sẽ càng khả quan.

Đau nhức răng dai dẳng

Đau răng dai dẳng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể cần lấy tủy răng. Cơn đau răng có thể làm phiền bạn mọi lúc, hoặc có thể biến mất theo thời gian nhưng luôn quay trở lại. Cơn đau sâu trong xương răng, hoặc bạn đau ở mặt, hàm hoặc các răng khác. 

Đau răng có thể do các nguyên nhân khác ngoài viêm tủy răng, như một số khả năng khác dưới đây:

Bệnh về nướu

Sâu răng

Đau do viêm xoang hay do viêm nhiễm khác

Miếng trám răng bị vỡ

Răng ngầm lệch bị nhiễm trùng

Răng nhạy cảm với nóng lạnh

Sự nhạy cảm có thể khiến bạn cảm thấy như đau âm ỉ hoặc đau nhói khi ăn phải đồ lạnh hoặc đồ nóng. Bạn có thể cần lấy tủy răng nếu cơn đau này kéo dài trong một thời gian dài, ngay cả khi bạn ngừng ăn hoặc uống.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các mạch máu và dây thần kinh trong răng của bạn đang bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương.

Thay đổi màu răng

Nhiễm trùng tủy răng có thể khiến răng bạn bị đổi màu. Chấn thương răng hoặc phá vỡ mô bên trong có thể làm hỏng chân răng và khiến răng có màu đen xám, sự đổi màu này dễ nhận thấy hơn ở răng cửa (trước). Các phần răng có thể chết khi nguồn cung cấp máu không đủ, do đó báo hiệu khả năng cần thiết phải lấy tủy răng.

Mặc dù sự đổi màu răng có thể do các nguyên nhân khác. Nhưng các bạn nên đến gặp Bác sĩ nếu nhận thấy răng đang đổi màu.

Sưng nướu

Nướu bị sưng gần răng bị đau có thể là một dấu hiệu cho thấy răng cần được điều trị tuỷ. Sưng nướu có thể bị tái phát nhiều lần, đau hoặc không đau khi chạm vào. Sưng nướu là do các chất thải có tính axit từ mô tủy đã chết, dẫn đến sưng ngoài vùng chóp chân răng. Bạn cũng có thể thấy mụn nhỏ trên nướu, gọi là nhọt nướu, mụn nhọt hoặc áp xe nướu. Mụn có thể chảy mủ do nhiễm trùng ở răng, có thể gây mùi vị lạ trong miệng và khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Đau khi nhai hoặc chạm vào răng

Nếu răng của bạn nhạy cảm khi chạm vào hoặc khi nhai, nó có thể là dấu hiệu của sâu răng nghiêm trọng hoặc tổn thương dây thần kinh, có thể cần được điều trị bằng cách lấy tủy răng.

Răng bị mẻ hoặc nứt

Nếu răng của các bạn bị mẻ hoặc nứt do chịu sự tác động vật lý. vi khuẩn có thể xâm nhập và dẫn đến viêm và nhiễm trùng. Ngay cả khi bạn làm chấn thương một chiếc răng, nhưng nó không bị mẻ hoặc nứt, chấn thương vẫn có thể làm hỏng các dây thần kinh của răng. Dây thần kinh khi bị viêm có thể gây đau và nhạy cảm, và có thể cần phải điều trị tủy.

Răng lung lay

Nhiễm trùng răng có thể gây lung lay. Điều này có thể được gây ra bởi các yếu tố khác ngoài hoại tử tủy, nhưng nó có thể là một dấu hiệu cho thấy cần phải lấy tủy răng. Các chất thải có tính axit từ dây thần kinh chết có thể làm mềm xương xung quanh chân răng sắp chết, gây ra sự lung lay. Nếu người bệnh có nhiều hơn một răng lung lay, khả năng là do một nguyên nhân khác ngoài vấn đề có thể cần lấy tủy răng.

Răng đã điều trị tuỷ có bị tiêu xương không?

Tủy răng giúp nuôi dưỡng răng, do đó khi răng lấy tủy, răng mất đi nguồn dinh dưỡng hàng ngày, làm giảm tuổi thọ của răng. Vậy liệu răng lấy tủy có bị tiêu xương hay không? 

Thực tế thì việc tiêu xương sau khi điều trị tủy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau khi chữa tủy, trong thời gian đầu, răng không có quá nhiều khác biệt so với ban đầu. Tuy nhiên, sau vài năm, răng sẽ trở nên giòn và dễ vỡ hơn. Màu sắc của răng có thể bị biến đổi, không còn trắng bóng như lúc ban đầu. Răng có thể không còn đủ cứng chắc, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Răng chữa tủy có thể tồn tại từ 15 đến 25 năm tùy vào quá trình chăm sóc cũng như cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, răng sẽ yếu đi, dễ gãy và rụng, dẫn đến mất răng. Sau khi mất răng, nếu không khắc phục kịp thời, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra. Vì vậy, răng lấy tủy có thể dẫn đến tiêu xương hàm.

Tuy nhiên, Không phải trường hợp nào răng sau khi lấy tủy cũng bị tiêu xương. Nếu lấy tủy đúng kỹ thuật và chăm sóc răng đúng cách tại nhà, áp dụng các phương pháp bảo vệ răng như bọc răng sứ, răng sau khi lấy tủy có thể tồn tại đến hết đời. Các chức năng như ăn nhai và thẩm mỹ cũng không bị ảnh hưởng lớn.

Cách chăm sóc sau khi điều trị tủy răng

Cách chăm sóc sau khi điều trị tuỷ răng

Sau khi chữa tủy, các Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và theo dõi răng. Việc lưu ý những dặn dò này sẽ giúp răng mau chóng phục hồi và giữ độ bền dài lâu cho răng chữa tủy:

Theo dõi cơn đau: cảm giác khó chịu sau khi điều trị tủy là không tránh khỏi. Nếu cơn đau dai dẳng và kéo dài, các bạn hãy liên hệ ngay với các Bác sĩ điều trị nhé!

Hạn chế nhai và cắn tại vị trí răng mới chữa tủy, thậm chí phải tránh nhai sau vài giờ để chất hàn trên răng không bị bong. Việc ăn nhai trở lại bình thường chỉ sau khi răng chữa tủy đã được bảo vệ bởi chụp hay mão răng ở trên.

Nên ăn thức ăn mềm, cắt thành những miếng nhỏ để tránh tạo áp lực cho răng đang trong quá trình chữa tủy.

Sử dụng thuốc theo đơn của nha sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.

Giữ vệ sinh vùng điều trị bằng cách chải răng nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn được kê đơn.

Tái khám với Bác sĩ ngay nếu chất hàn trên răng bị bong hay vỡ.

Thăm khám răng miệng định kỳ theo lịch của các Bác sĩ 

Kết luận

Điều trị tủy răng là một phương pháp quan trọng và hiệu quả trong Nha Khoa giúp bảo tồn răng khi mắc các bệnh lý về răng miệng hoặc gặp các tổn thương. Mặc dù có những lo ngại về khả năng tiêu xương sau khi lấy tủy. Song, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kỹ thuật điều trị, chế độ chăm sóc răng miệng và các biện pháp bảo vệ răng sau khi điều trị. Khi được thực hiện đúng cách và được chăm sóc kỹ lưỡng, răng đã điều trị tủy có thể tồn tại lâu dài mà không gây ra tiêu xương hay các vấn đề nghiêm trọng khác. 

NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN

? Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.

? Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ

? Liên hệ: 0905 826 526

? Website: https://nhakhoavietducdn.com

? Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn

? Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức 

Nha Khoa Việt Đức

Hộ Kinh Doanh Nha Khoa Việt Đức
 Thông tin GPKD: số 32A8025018 được cấp ngày 15/07/2016 tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Hải Châu _ Thành Phố Đà Nẵng.
Địa chỉ kinh doanh: 92A Yên Bái - Phường Phước Ninh - Quận Hải Châu - TP. Đà Nẵng
 Email: bscuong79@gmail.com
 Điện thoại: 0978551978

  Tin tức
Loading...