CÓ NÊN NHỔ RĂNG KẸ Ở TRẺ EM
Nụ cười trong trẻo, hồn nhiên của trẻ em là một trong những điều quý giá nhất trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Mỗi khi nhìn vào khuôn mặt tươi cười của các thiên thần nhỏ. Chúng ta không thể không bị cuốn hút bởi vẻ đáng yêu, tinh nghịch đó. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn nụ cười ngây thơ đó. Lại có những chiếc răng Kẹ, răng thừa ẩn chứa bên trong. Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng, thắc mắc: “Có nên nhổ răng Kẹ ở trẻ em?”
Có nên nhổ răng Kẹ ở trẻ em?
Các bạn hãy cùng Nha khoa Việt Đức tìm hiểu, giải đáp thắc mắc này trong bài chia sẻ ngày hôm nay nhé! Chúng ta hãy cùng lắng nghe những lời khuyên của các chuyên gia, đưa ra những quyết định đúng đắn. Nhằm mang đến nụ cười tươi sáng và sự tự tin cho những thiên thần nhỏ của chúng ta.
Răng Kẹ ở trẻ em là gì?
Răng Kẹ hay còn được gọi là răng thừa được định nghĩa là răng mọc thêm. Mọc chen chúc ở hầu hết các vị trí trên cung hàm. Khi đó số lượng răng của trẻ sẽ nhiều hơn so với tổng số răng sữa hoặc tổng số răng vĩnh viễn bình thường.
Răng Kẹ ở trẻ em là gì?
Răng Kẹ ở trẻ em thường xuất hiện vào giai đoạn nào?
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi: Trong giai đoạn này thì hầu hết trẻ em chưa đến độ tuổi thay răng. Đa số các răng của trẻ đều là răng sữa nên rất hiếm gặp răng Kẹ, răng thừa trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu có thì cũng không cần điều trị gì. Ngoại trừ các trường hợp đau nhức, viêm nhiễm cần các bác sĩ can thiệp.
Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi: Trong giai đoạn này thì những chiếc răng sữa dần dần được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Đây là giai đoạn phát hiện răng thừa nhiều nhất. Bởi vì nếu những chiếc răng Kẹ, răng thừa này có vị trí mọc thuận lợi. Nó sẽ mọc lên cùng lúc với các răng vĩnh viễn bên cạnh.
Giai đoạn thường xuất hiện răng Kẹ ở trẻ em
Ngoài 2 giai đoạn trên thì giai đoạn sau 12 tuổi vẫn có thể gặp tình trạng mọc răng thừa. Chúng sẽ xuất hiện theo 2 kiểu là đã mọc và nằm chung cung hàm với các răng vĩnh viễn còn lại hoặc mọc ngầm trong xương. Trường hợp răng Kẹ mọc ngầm trong xương thì chỉ phát hiện được khi chụp phim X-quang. Và phương pháp điều trị răng Kẹ mọc ngầm cũng tương đối phức tạp hơn so với những chiếc răng Kẹ bình thường.
Răng Kẹ có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em?
Như đã được định nghĩa thì răng Kẹ chỉ là chiếc răng mọc thừa. Không có bất kỳ chức năng gì trên cung hàm. Thậm chí còn gây ra rất nhiều phiền toái. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển răng miệng của trẻ em. Dưới đây là một số tác hại chính của răng Kẹ đối với trẻ em:
Với sự xuất hiện của răng thừa tại vị trí răng vĩnh viễn sẽ gây chèn ép. Cản trở sự phát triển của các răng xung quanh. Điều này dẫn đến các răng vĩnh viễn mọc chậm, mọc sai lệch, nghiêng. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sau này của trẻ.
Khi những chiếc răng xung quanh mọc sai lệch do chịu sự ảnh hưởng của răng Kẹ. Sẽ khiến các răng chen chúc, sai khớp cắn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của trẻ. Điều này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Trẻ em sẽ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Răng Kẹ ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em?
Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng: Việc răng mọc chen chúc sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng của trẻ trở nên khó khăn. Các thức ăn thừa, cặn sẽ khó làm sạch trong các kẽ răng đó. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cho trẻ.
Ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của trẻ: Những chiếc răng chen chúc, mọc lệch, mọc không bình thường. Sẽ khiến cho nụ cười của trẻ không đều đặn, không hoàn hảo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của trẻ so với các bạn bè của mình.
Với những tác hại trên nên khi phát hiện tình trạng mọc răng Kẹ ở trẻ em. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt thì hầu hết các Bác sĩ đều đưa ra lời khuyên, chỉ định loại bỏ những chiếc răng Kẹ này. Nhất là những chiếc răng đã gây đau nhức và biến chứng.
Có nên nhổ răng Kẹ ở trẻ em?
Việc “Có nên nhổ răng Kẹ ở trẻ em” còn phải nghiên cứu dựa vào hệ thống răng trên cung hàm của từng trẻ em. Không phải răng Kẹ nào cũng cần phải nhổ bỏ. Với những chiếc răng Kẹ không tạo thế 3 răng. Không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, vệ sinh. Thì không cần thiết phải nhổ bỏ. Đặc biệt, trong các trường hợp nhổ răng Kẹ có nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung của trẻ em. Thì các chuyên gia cũng không khuyến khích phải nhổ bỏ.
Có nên nhổ răng Kẹ ở trẻ em?
Dưới đây là một số trường hợp răng Kẹ cần được nhổ bỏ theo lời khuyên của các chuyên gia là:
Răng Kẹ mọc lệch lạc quá độ ra khỏi cung hàm. Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng miệng.
Răng Kẹ mọc lệch khiến thức ăn mắc kẽ giữa các răng. Tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng
Răng Kẹ chèn ép răng vĩnh viễn trên cung hàm. Theo thời gian dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, thay đổi cấu trúc xương hàm.
Nhổ răng Kẹ, răng thừa để hỗ trợ cho quá trình niềng răng. Tạo ra khoảng trống cho các răng khác có không gian xê dịch vào đúng vị trí và đều hơn.
Răng Kẹ phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng cần nhổ để ngừa bệnh răng miệng phát triển.
Kết luận
Sức khoẻ và sự phát triển răng miệng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một tương lai khỏe mạnh và tự tin ở trẻ em. Việc nhổ răng Kẹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và phát triển đúng cách của răng ở trẻ em. Tạo điều kiện cho một nụ cười tươi sáng và sức khỏe răng miệng tốt. Tuy nhiên, việc có nên nhổ răng Kẹ hay không còn dựa vào tình trạng xương hàm của trẻ. Chính vì thế, khi con em của mình có xuất hiện răng Kẹ. Các bạn hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để nhận sự tư vấn và đưa ra quyết định tốt nhất cho trẻ nhé!
NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN
Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.
Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ
Liên hệ: 0905 826 526
Website: https://nhakhoavietducdn.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn
Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.