NHỔ RĂNG KHÔN CÒN SÓT CHÂN RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Nhổ răng khôn là một kỹ thuật trong ngành Nha Khoa nhằm loại bỏ các tình trạng răng khôn mọc lệch hoặc răng khôn đang gây ra các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, trong quá trình nhổ bỏ răng khôn, có thể xảy ra trường hợp sót chân răng. Điều này khiến khá nhiều người lo lắng về mức độ nguy hiểm và các biến chứng tiềm ẩn. Vậy “nhổ răng khôn còn sót chân răng có nguy hiểm không?”. Thắc mắc này sẽ được Nha khoa Việt Đức giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Nhổ răng khôn còn sót chân răng có nguy hiểm không?
Dấu hiệu nhận biết nhổ răng khôn còn sót chân răng
Sưng tấy và đau nhức
Sưng tấy và đau nhức
Sau quá trình nhổ răng khôn, cảm giác đau nhức, ê nhẹ là triệu chứng hoàn toàn bình thường và chúng ta có thể chịu được. Qua 2-3 ngày thì cảm giác này sẽ giảm dần. Đặc biệt với kỹ thuật nhổ răng khôn bằng máy Piezotome – kỹ thuật dùng bước sóng siêu âm để loại bỏ răng mà không cần tách nướu thì cảm giác đau nhức sẽ rất ít.
Tuy nhiên, trường hợp sau 2-3 ngày cảm giác đau nhức không giảm dần mà còn trở nặng hơn, phần mô lợi bị sưng tấy thì nguyên nhân có thể các chân răng còn sót lại trong quá trình nhổ răng khôn. Các bạn nên đến ngay Trung tâm Nha Khoa để các Bác sĩ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Số chân răng không đủ
Số chân răng không đủ
Với kỹ thuật chụp phim CT Conebeam, X-Quang hiện đại hiện nay thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được hình dạng và số chân răng của răng khôn cần loại bỏ. Sau quá trình nhổ bỏ răng khôn, các bạn nên kiểm tra số chân răng đã nhổ có đúng với số chân răng trên phim X-Quang hay không.
Chụp phim X-quang
Chụp phim X-quang
Nếu còn nghi ngờ sau khi nhổ răng thì các bạn có thể yêu cầu các Bác sĩ chụp phim X-Quang sau quá trình nhổ răng khôn. Dựa vào phim X-Quang, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy còn sót chân răng trong nướu hay trên cung hàm không.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn còn sót chân răng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn còn sót chân răng
Nguyên nhân chủ quan
Nhổ răng khôn còn sót chân răng có thể là do Bác sĩ cố ý để lại một phần bên trong. Nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng răng miệng hoặc sức khỏe của bạn. Nếu lấy hết chân răng trong một lần nhổ, bạn có thể bị mất máu nhiều, đứt dây thần kinh, tổn thương mô xung quanh, gây đau nhức và tê nửa hàm. Khi đó, Bác sĩ buộc phải để lại một phần chân răng. Cụ thể:
Răng khôn ở vị trí quá khó: Răng nằm sâu bên trong hàm, sát với các dây thần kinh và mạch máu.
Chân răng khôn bị dị dạng: Chân răng quặp, cong, hay có hình dạng dùi trống khiến quá trình nhổ khó khăn hơn.
Chân răng dính với phần xương hàm: Nếu chân răng dính với xương hàm, việc lấy ra có thể làm tổn thương xương, gây đau nhức và lâu liền thương. Vì vậy, Bác sĩ có thể để lại một phần chân răng.
Trường hợp Bác sĩ cố ý để lại chân răng là có, nhưng rất ít gặp. Với sự phát triển của nền Y Khoa hiện nay. Việc nhổ răng khôn trở nên đơn giản và an toàn hơn, và thường không để sót lại chân răng cho khách hàng.
Nguyên nhân khách quan
Phần lớn nguyên nhân của những trường hợp nhổ răng khôn còn sót chân răng chủ yếu do tay nghề Bác sĩ còn non kém và quá trình thăm khám, phác đồ điều trị sơ sài. Bên cạnh đó, tại những cơ sở Nha Khoa này có thể chưa được trang bị đầy đủ những thiết bị tiến tiến hiện đại để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và nhổ răng một cách tốt nhất.
Trong những trường hợp này, chân răng khôn bị sót lại sau khi nhổ mà Bác sĩ cũng không phát hiện ra. Nếu xuất hiện viêm nhiễm bên trong, chúng ta khó có thể nhận ra, gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Nhổ răng khôn còn sót chân răng có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn còn sót chân răng không nguy hiểm như bạn nghĩ. Vậy chân răng còn sót lại có bắt buộc phải lấy ra không? Thực tế, tùy vào từng trường hợp mà các Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Trường hợp chân răng còn sót không gây sưng đau, viêm nhiễm
Nếu nhổ răng khôn còn sót chân răng nhưng không gây sưng đau hoặc viêm nhiễm, bạn không cần lo lắng. Chân răng sẽ được đẩy lên từ từ khỏi vị trí nguy hiểm sau một thời gian. Nếu chân răng không bị hở ra ngoài nướu, nó sẽ nằm im một chỗ và tự liền vào xương.
Đây là trường hợp các Bác sĩ cố tình để lại chân răng do nó ở vị trí quá khó, chân răng dị dạng hoặc dính với xương hàm. Nếu Bác sĩ chủ động để lại chân răng, chúng ta nên tuân thủ theo lịch tái khám của Bác sĩ để dễ dàng theo dõi định kỳ quá trình liền thương của bạn để có hướng giải quyết kịp thời.
Trường hợp chân răng còn sót gây sưng đau, viêm nhiễm
Nếu tay nghề của Bác sĩ kém, nhổ răng khôn còn sót chân khiến quá trình lành thương diễn ra lâu hơn, làm gia tăng các vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Từ đó, bạn có thể bị đau nhức do nhiễm trùng, thậm chí là sốt cao.
Khi xuất hiện những biểu hiện trên, rất có thể bạn đang gặp nguy hiểm. Trước hết, bạn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh sâu răng và nhiễm trùng nặng hơn. Sau đó, bạn nên gặp Bác sĩ tại Trung Tâm Nha Khoa uy tín càng sớm càng tốt để có phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng xem có nên cố gắng lấy chân răng ra không hoặc có biện pháp nào điều trị nếu để nguyên chân răng trong cung hàm. Tất cả phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn khi Bác sĩ thăm khám.
Kết luận
Vấn đề “Nhổ răng khôn còn sót chân răng” không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng các bạn không được quá chủ quan, cần phải được theo dõi và xử lý đúng cách. Điều quan trọng là các bạn cần phải tìm đến các Bác sĩ Nha Khoa có trình độ chuyên môn cao và Trung Tâm Nha Khoa uy tín, được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình nhổ răng khôn an toàn và hiệu quả.
NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN
Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.
Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ
Liên hệ: 0905 826 526
Website: https://nhakhoavietducdn.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn
Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.